Giác hơi là một phương pháp trị liệu cổ truyền nó còn có tên gọi khác là hỏa liệu pháp. Cơ chế của giác hơi là dùng những chiếc cốc chuyên dụng để đặt lên da người bệnh. Mục đích là tạo ra áp suất âm trong những chiếc cốc này và gây sung huyết mạch máu tại chỗ, giúp giảm đau, giảm viêm, giải độc hoặc phòng và điều trị một số bệnh lý.
Theo Y học hiện đại, áp suất âm bên trong cốc giác hơi có tác dụng kéo da vào vùng bên trong cốc giác, giúp các lỗ chân lông mở ra, kích thích sự lưu thông của máu trong lòng mạch, đồng thời nó tạo ra một lỗ thông để loại trừ các độc tố bên trong cơ thể. Bên cạnh đó môi trường chân không bên trong cốc giác còn giúp tạo ra các mô giãn nở cục bộ, chính việc này tạo điều kiện cho mạch máu giãn nở và tăng lưu lượng máu đến các mô bệnh lý, tăng cung cấp oxy, tăng chuyển hóa tế bào và giúp giảm viêm, giảm đau hiệu quả.
Một số bệnh có thể dùng giác hơi:
– Cảm lạnh, viêm phế quản, hen xuyễn
– Đau nhức xương khớp
– Đau dạ dày, viêm dạ dày
– Tăng huyết áp
– Cảm mạo, ho kéo dài
– Béo phì
Trường hợp không nên dùng giác hơi:
– Người bệnh có các tổn thương trên da tại các vùng giác hơi như trầy xước, viêm da, các bệnh về da, hắc lào, lang ben, chàm, vẩy nến,…
– Người bệnh sốt cao hoặc đang co giật
– Bệnh nhân tiền sử bệnh tim, thận, phổi
– Bệnh nhân rối loạn đông cầm máu
– Các bệnh như động kinh, suy nhược thần kinh
– Trẻ em dưới 4 tuổi
– Người bị ung thư di căn
– Người đang suy nhược quá mệt mỏi, quá no hoặc quá đói
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.